Khung cảnh 'những kim tự tháp' trăm năm ở miền Tây
HAGL đã vào tới tứ kết Cúp quốc gia sau chiến thắng trước đội khách Bình Phước trên chấm luân lưu. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui giành vé đi tiếp, màn so tài ở sân Pleiku đã giúp giới mộ điệu nhận ra rõ hơn thực lực của HAGL lúc này. Không có 3 ngoại binh trên sân, HAGL không thể áp đảo Bình Phước. Đồng nghĩa, chất lượng nội binh trong tay bộ đôi HLV Lê Quang Trãi và GĐKT Vũ Tiến Thành không hơn nhiều so với một đội bóng hạng nhất.Đây là thực tế không chỉ HAGL, mà nhiều đại diện V-League phải đối diện. Đó là lực lượng nội binh chỉ ở mức "đủ dùng". Còn thành hay bại phụ thuộc vào cách thức huấn luyện, triết lý chơi, hay quan trọng nhất là đẳng cấp ngoại binh.HAGL đã khởi đầu mỹ mãn ở V-League 2024 - 2025 với 5 trận bất bại, chỉ nhận vỏn vẹn 2 bàn thua. Xuyên suốt khoảng thời gian này, Châu Ngọc Quang cùng đồng đội ngự trị trong tốp 3. Cú bật bất ngờ của HAGL đến từ nhiều yếu tố: đấu pháp phòng ngự phản công chặt chẽ và hợp lý, ngoại binh giỏi (cả Marciel da Silva và Jairo Rodrigues đều hòa nhập tốt) cùng việc tận dụng tối đa ưu thế "cao độ" khi được chơi trên sân nhà Pleiku (HAGL chưa thua trận nào trên sân nhà mùa này). Tuy nhiên, HAGL đuối dần khi không còn ưu thế. Lối chơi bị các đối thủ nghiên cứu và khai thác, các ngoại binh bị bắt bài, trong khi phong độ HAGL trên sân khách (1 điểm trong 4 trận gần nhất) là quá thấp, khiến điểm số giành được trên sân nhà không đủ bù đắp. Với 3 trận thua trong 4 trận gần nhất, không khó để nói HAGL đang sa sút. Dù vậy, cần nhìn nhận vấn đề: đội bóng phố Núi thực ra không thụt lùi, mà chỉ trở lại đúng vị trí vốn có. Một đội bóng muốn leo cao bền bỉ ở V-League cần nền móng lối chơi vững chãi và nội binh chất lượng. HAGL thiếu cả hai điều kiện này, vậy nên, chuỗi trận đầu mùa chỉ thuần túy là quãng thời gian thầy trò ông Vũ Tiến Thành đã vượt ngưỡng, chơi tốt hơn so với khả năng. Khi tính bất ngờ qua đi, trật tự đơn giản là được lặp lại. Bộ đôi Vũ Tiến Thành và Lê Quang Trãi có quá ít thời gian (mới hơn 1 năm) huấn luyện để tạo nên cuộc cách mạng tổng thể. HAGL cần tìm lại sức bật để một lần nữa bứt phá. Nhưng, tìm sức bật ở đâu nơi tập thể bình bình về chất lượng như vậy lại là bài toán khó giải. HAGL đang đứng thứ 7, tức chính giữa bảng xếp hạng. Đây là vị trí thường khiến các đội hoang mang về mục tiêu, khi đường lên không xa, nhưng đường xuống cũng... rất gần.Thầy trò GĐKT Vũ Tiến Thành chỉ kém tốp 3 có 3 điểm, bằng một trận thắng. Song, HAGL cũng chỉ hơn nhóm nguy hiểm 7 điểm. Con số dù lớn, nhưng có thể bị san lấp chỉ sau vài vòng đấu nếu HAGL không thoát được chuỗi thua. Đặt mục tiêu nào phù hợp cho V-League 2024 - 2025 là đích ngắm đội chủ sân Pleiku cần tính toán kỹ.Với triết lý huấn luyện từng thể hiện ở các đội Sài Gòn và TP.HCM, GĐKT Vũ Tiến Thành có thể sẽ toan tính giúp HAGL chắc chắn trụ hạng trước. Tích lũy đủ điểm ở lại V-League, tìm kiếm vị trí cao hơn. HAGL có lẽ chưa đủ mạnh để đặt "cứng" mục tiêu tốp 3 hay tốp 5, khi những vị trí trong nhóm đầu khó thoát khỏi tay các ứng viên vô địch. Vậy nên, tính toán "nhặt" điểm từng trận vẫn phù hợp hơn với HAGL lúc này. Với tấm áo mục tiêu vừa vặn, cả thầy và trò sẽ có tâm trạng thoải mái. Mà quá khứ đã chứng minh, HAGL cứ phải thoải mái tinh thần thì mới... chơi hay được.5 vòng tới, HAGL sẽ đối đầu CLB TP.HCM, CLB Hà Nội (2 trận), Thể Công Viettel và Bình Định. Lịch thi đấu rất khó nhằn, sẽ giúp Ngọc Quang cùng đồng đội định vị lại năng lực bản thân để sẵn sàng cho chặng lượt về.Áo dài hồng trở thành món đồ ‘hot’ nhất vào dịp giáp tết của phái đẹp
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Tràn ngập học sinh lái xe máy trên 50 phân khối ở TP.HCM
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.
Tại hội nghị, thượng tá Nguyễn Quang Hương, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh Bình Thuận, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giải thể công an 10 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đồng thời, công bố các quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận về sắp xếp, bố trí công tác đối với 17 trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện và 40 phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện.Trước đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sắp xếp, tổ chức tinh gọn bộ máy, có 23 lãnh đạo (10 trưởng phòng, 7 phó trưởng phòng, 6 phó trưởng công an huyện, thị xã) tự nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.Để vận hành tổ chức bộ máy mới được thông suốt, mang lại hiệu quả cao hơn, đại tá Lê Quang Nhân, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đề nghị các đơn vị công an tỉnh, công an cấp xã phải nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy mới, phân công lại nhiệm vụ đối với lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chiến sĩ một cách phù hợp. "Công an cấp xã khi được tăng cường biên chế cần giải quyết tốt tình hình an ninh trật tự ngay từ cơ sở. Qua đó, góp phần đưa tổ chức bộ máy mới với 2 cấp công an hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn trước đây", đại tá Lê Quang Nhân chỉ đạo.
50 năm vụ Watergate: từ miếng băng keo đến bê bối khiến Tổng thống Nixon từ chức
Hôm qua (6.1) hòa chung không khí trang trọng và phấn khởi trong ngày khai trương trụ sở mới (224 Nguyễn Hữu Thọ, P.Hòa Thuận Tây, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) CN Đà Nẵng, Công ty cổ phần Địa ốc xanh Sài Gòn Thuận Phước (chủ đầu tư Dự án Khu chung cư Nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh) và Ngân hàng Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) CN Đà Nẵng, đã phối hợp tổ chức Lễ bàn giao chìa khóa cho khách hàng mua nhà ở xã hội Khối nhà B2, thuộc dự án Khu chung cư Nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh Đà Nẵng.Dự án gồm 8 Khối nhà chung cư từ 13 đến 16 tầng, với tổng 1.760 căn hộ. Hiện khối nhà cuối cùng đã hoàn thành bàn giao cho người dân vào hoàn thiện nội thất căn hộ theo nhu cầu sử dụng. Dự án có đầy đủ các tiện ích như khu thể thao dịch vụ, siêu thị mini, sân vui chơi trẻ em, trường mầm non, công viên cây xanh...Ông Nguyễn Phú Quý, Ủy viên HĐQT, Tổng GĐ Công ty CP Địa ốc xanh Sài Gòn Thuận Phước cho biết, với Dự án Khu chung cư Nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh, đơn vị đã ký kết hợp tác với Ngân hàng Phương Đông (OCB) CN Đà Nẵng để được bảo lãnh, tài trợ vốn cho dự án, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội của Công ty. Dự án đến nay đã hoàn thành cũng là minh chứng cho sự nổ lực của Công ty trong việc thực hiện cam kết sử dụng vốn đúng mục đích với Ngân hàng và cung cấp căn hộ đúng tiến độ, chất lượng cho khách hàng mua nhà của công ty.Bà Đỗ Thị Nga (Đà Nẵng), khách hàng mua căn hộ nhà ở xã hội Khối nhà B2 chia sẻ: "Chúng tôi rất vui khi được tiếp cận nhà mới trước thềm năm mới. Chúng tôi xin cảm ơn Chủ đầu tư và Ngân hàng OCB CN Đà Nẵng đã hỗ trợ chúng tôi vay vốn, tạo điều kiện cho chúng tôi sớm có được nhà ở như mong ước".Tiếp nối thành công của Dự án Khu chung cư Nhà ở xã hội ở KCN Hoà Khánh Đà Nẵng, công ty tiếp tục hợp tác, ký kết hợp đồng tín dụng với Ngân hàng OCB CN Đà Nẵng để thực hiện Dự án Nhà ở xã hội Long Vân, P.Trần Quang Diệu, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Dự án với tổng diện tích 20.347m², khi hoàn thành sẽ đáp ứng một phần nhu cầu nhà ở xã hội tại TP.Quy Nhơn, hiện thực hóa chương trình nhà ở xã hội của tỉnh Bình Định. Ông Trần Hồng Lĩnh, Giám đốc ngân hàng OCB Chi nhánh Đà Nẵng cho biết: Ngân hàng OCB đang thực thi chiến lược phát triển bền vững hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng Xanh tiên phong tại Việt Nam, đem lại giá trị cho cổ đông, đối tác và khách hàng, đặc biệt đồng hành cùng Chính phủ trong mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Trong mối quan hệ hợp tác với Công ty CP Địa ốc xanh Sài Gòn Thuận Phước, Ngân hàng OCB nhận thấy rằng giá trị cốt lõi mà Công ty Thuận Phước đang thực hiện rất tương đồng với quan điểm và triết lý kinh doanh của Ngân hàng OCB, đó là: hiện thực hóa ước mơ của người tiêu dùng, mong muốn mang lại giá trị, sự thịnh vượng đến với khách hàng, cam kết mang lại giải pháp, sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Kết thúc buổi lễ, ông Quý đánh giá cao sự phối hợp của ngân hàng trong thời gian vừa qua và mong rằng, những nỗ lực hợp tác giữa các bên sẽ tiếp tục phát triển, mang lại những kết quả tốt đẹp trong tương lai. "Chúng tôi cam kết thực hiện những dự án mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, mang đến quý khách hàng những sản phẩm, công trình chất lượng tốt nhất, có trách nhiệm cao với xã hội và cộng đồng, tạo niềm tin phát triển cùng xã hội", ông Quý khẳng định.